Vì một thế giới âm thanh

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Chủ đề 1: Một số hiểu biết cần có về khiếm thính Phần 5: Thính lực đồ và máy đo thính lực

Thính lực đồ
Để đánh giá mức độ và tính chất của tính trạng mất thính lực hay khiếm thính của bệnh nhân, các nhà thính học đưa ra khái niệm về thính lực đồ. Thính lực đồ hay đồ thị nghe của một bệnh nhân là một đồ thị biểu diễn khả năng nghe của bệnh nhân ở các vùng âm thanh có tần số khác nhau, từ âm trầm đến âm bổng.

Như ta đã biết, âm thanh là một dao động cơ học được đặc trưng bởi:
- Biên độ hay được gọi là “cao độ” của âm thanh được tính bằng đơn vị dB
- Tần số của âm hay còn gọi là “nhịp độ”, “sắc độ” hay “âm sắc”
Tất cả các âm thanh trong cuộc sống đều là phức hợp của các tần số đơn âm do đó nếu một người nghe được tất cả các đơn âm ở các tần số thì người đó sẽ nghe được các âm thanh trong tần số đó. Thực tế, các âm thanh trong đời sống hàng ngày có tần số từ 0 cho đến 8000Hz.
Ngưỡng nghe ở một tần số là một đại lượng chỉ cao độ thấp nhất ở tần số đó mà người được đo bắt đầu phát hiện được âm thanh. Như vậy thính lực đồ chính là đồ thị biểu diễn bởi các ngưỡng nghe tại các tần số khác nhau trong dải tần số đo.

Thính lực đồ và các âm thanh đời sống
Dựa trên đồ thị thính lực nằm trên những vùng ngưỡng nghe nào bác sỹ thính học kết luận bệnh nhân bị mất thính lực ở mức độ nhẹ, trung bình, nặng hoặc sâu.
Máy đo thính lực
Để có được thính lực đồ của bệnh nhân, các nhà thính học sử dụng một thiết bị được gọi là máy đo thính lực để phát ra các âm thanh đơn âm ( một tần số) ở các cường độ khác nhau trong một phòng kín cách âm. Sau đó nhà thính học ghi nhận ngưỡng cường độ âm thấp nhất tại mỗi tần số mà bệnh nhân phản hồi lại là có nghe được là ngưỡng nghe của bệnh nhân tại tần số đó. Thông thường hay kiểm tra tại các tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz, 8000Hz.
Trong phép đo thính lực bác sỹ có thể sử dụng cách truyền âm thanh theo đường khí bằng loa ngoài, headphone, tai phone nhét tai…để mô phỏng quá trình nghe bình thường, hoặc sử dụng bộ rung truyền âm thanh qua đường xương để truyền âm thanh trực tiếp vào ốc tai qua đường xương. Khi so sánh khả năng nghe ở đường xương và đường khí, các nhà thính học có thể kết luận về hiện trạng của ốc tai và khả năng dẫn truyền âm thanh của đường khí.
 
Máy đo thính lực


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét